SmartIQ

Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em mà bố mẹ nên biết

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, từ thể chất đến trí não và hệ miễn dịch. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em để có thể xây dựng cho con một chế độ ăn uống hợp lý. Trong bài viết dưới đây, Smart IQ sẽ giúp bố mẹ khám phá những kiến thức quan trọng về dinh dưỡng, giúp bố mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con yêu.

Tìm hiểu ngay những kiến thức quan trọng về dinh dưỡng cho con

Tìm hiểu ngay những kiến thức quan trọng về dinh dưỡng cho con

1. Vai trò của dinh dưỡng đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ em từ thể chất, chiều cao đến trí tuệ. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ vi chất, cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh, chiều cao tăng trưởng tối ưu và trí não phát triển hiệu quả.

Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bé. Chúng không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn nâng cao sức đề kháng, giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm và nhiễm khuẩn. Đồng thời, vi chất dinh dưỡng cũng tham gia vào quá trình chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ phục hồi các mô, tế bào bị tổn thương, góp phần duy trì sức khỏe ổn định của trẻ.

Vì vậy, khi bố mẹ hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em, sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe của con, giúp con phát triển tầm vóc vượt trội và nâng cao trí thông minh trong tương lai.

Sự tăng trưởng lâu dài của trẻ phụ thuộc vào sự quan tâm của ba mẹ

Sự tăng trưởng lâu dài của trẻ phụ thuộc vào sự quan tâm của ba mẹ

2. Các nhóm dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Sau khi hiểu rõ về vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em, bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ cho con các nhóm dưỡng chất thiết yếu dưới đây:

2.1 Protein

Protein (hay còn gọi là chất đạm) là thành phần cấu tạo của mọi tế bào trong cơ thể và là dưỡng chất quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, trứng, hải sản, thịt, đậu, các loại hạt, rau xanh, và ngũ cốc. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé, bố mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn hàng ngày của con.

Protein có trong sữa, trứng, hải sản, thịt, đậu, các loại hạt, rau xanh và ngũ cốc

Protein có trong sữa, trứng, hải sản, thịt, đậu, các loại hạt, rau xanh và ngũ cốc

Ngay cả với những trẻ kén ăn, bố mẹ cũng có thể lựa chọn các món như trứng ốp la, bánh kếp, hoặc trứng cuộn. Những món ăn này không chỉ giàu protein mà còn chứa sắt và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Ngoài ra, các món ăn từ cá, đặc biệt là cá hồi, không chỉ cung cấp protein mà còn bổ sung omega-3, rất tốt cho sự phát triển trí não và tim mạch của bé.

2.2 Carbohydrate

Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ, chiếm khoảng 50-60% tổng lượng calo hàng ngày. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng và duy trì sức khỏe cho não bộ, cơ bắp và các hoạt động của cơ thể bé

Carbohydrate được chia thành hai loại: carbohydrate đơn giản và carbohydrate phức hợp. Carbohydrate phức hợp có trong ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, khoai lang và các loại đậu giúp cung cấp năng lượng ổn định và kéo dài hơn so với carbohydrate đơn giản như đường và bánh kẹo. Do đó, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại carbohydrate phức hợp để đảm bảo con có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày và phát triển khỏe mạnh.

2.3 Chất béo

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng thứ ba, đồng thời đóng vai trò trong việc hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K. Các loại chất béo lành mạnh như axit béo không bão hòa có trong cá hồi, dầu oliu, quả bơ, các loại hạt và dầu hạt cải không chỉ tốt cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ mà còn hỗ trợ hệ thống thần kinh hoạt động hiệu quả. 

Chất béo giúp bảo vệ các cơ quan bên trong và duy trì nhiệt độ cơ thể

Chất béo giúp bảo vệ các cơ quan bên trong và duy trì nhiệt độ cơ thể

Ngoài ra, chất béo còn giúp bảo vệ các cơ quan bên trong và duy trì nhiệt độ cơ thể. Do đó bố mẹ cần đảm bảo bổ sung chất béo lành mạnh cho trẻ và hạn chế các loại chất béo bão hòa từ thực phẩm chiên rán, thực phẩm đóng gói để tránh nguy cơ béo phì và các vấn đề tim mạch sau này.

2.4 Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Một số vitamin quan trọng mà bố mẹ nên chú ý bổ sung cho bé bao gồm:

2.5 Chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ, giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột. Để đảm bảo trẻ hấp thu đủ chất xơ, bố mẹ có thể cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt vào bữa sáng vì đây là nguồn cung cấp chất xơ hiệu quả nhất.

Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột cho con

Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột cho con

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cân nhắc lựa chọn nguồn chất xơ tốt và chứa ít đường cho con. Đặc biệt, các loại trái cây tươi, rau củ cắt sẵn cũng có thể thay thế cho nước ép vì chúng chứa nhiều chất xơ và ít đường hơn. Đậu cũng là thực phẩm giàu chất xơ và protein, dễ dàng kết hợp trong các món như súp, hầm, salad, hoặc trứng cuộn để bổ sung dưỡng chất cho bé.

3. Nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển

Trong mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số điểm quan trọng về nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ:

3.1 Trẻ sơ sinh (0-6 tháng)

Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi là thời kỳ rất quan trọng vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện. Do vậy sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ trong giai đoạn này, cung cấp đầy đủ protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất cần thiết. 

Nếu không thể cho trẻ bú mẹ, sữa công thức phù hợp cũng có thể là lựa chọn thay thế. Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoặc uống sữa công thức ít nhất 8-12 lần mỗi ngày với tổng lượng sữa khoảng 700-900ml.

3.2 Trẻ nhỏ (6 tháng – 2 tuổi)

Từ 6 tháng tuổi thì trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Do đó bố mẹ nên cho con làm quen từ từ các loại thực phẩm như bột ngũ cốc, rau củ xay nhuyễn và thịt xay nhuyễn. 

Ở giai đoạn này, trẻ cần khoảng 800-1.000 calo mỗi ngày bao gồm protein từ thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa cùng với carbohydrate từ ngũ cốc và rau củ. 

Trẻ 6 tháng - 2 tuổi cần khoảng 800-1.000 calo mỗi ngày 

Trẻ 6 tháng – 2 tuổi cần khoảng 800-1.000 calo mỗi ngày 

3.3 Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi)

Trẻ mẫu giáo cần khoảng 1.200-1.600 calo mỗi ngày với chế độ ăn đa dạng bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành thói quen ăn uống nên việc ba mẹ cung cấp cho con nguồn thực phẩm lành mạnh là rất cần thiết. 

Ba mẹ nên chú trọng xây dựng cho con bữa ăn bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt, cá, đậu hạt và các sản phẩm từ sữa để hỗ trợ sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ của trẻ.

4. Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ

Dưới đây là gợi ý thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ ở các giai đoạn khác nhau từ Smart IQ, giúp bố mẹ dễ dàng lên kế hoạch bữa ăn hợp lý, đảm bảo đủ dưỡng chất cho con:

0-6 tháng 6 tháng – 2 tuổi

3-5 tuổi

Sáng Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức Bột gạo cà rốt

Sữa

Cháo sườn heo
Trưa Ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức Quả bơ trộn sữa

Sữa

Cơm trắng

Giá đỗ xào thịt bò

Súp đậu

Nho tráng miệng

Sữa Smart IQ

Bữa phụ Ăn dặm bột / cháo/ súp
Tối Ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức Cháo thịt gà bí đỏ

Sữa

Cơm

Nấm xào thịt bò 

Canh rau

Trái cây tráng miệng

Sữa Smart IQ

 

Súp đậu là món ăn dinh dưỡng nên có trong khẩu phần ăn của bé 3-5 tuổi

Súp đậu là món ăn dinh dưỡng nên có trong khẩu phần ăn của bé 3-5 tuổi

5. Hậu quả của suy dinh dưỡng và thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ

Suy dinh dưỡng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần, khả năng học hỏi và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ em suy dinh dưỡng thường dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp do thiếu hụt dưỡng chất khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.

Tình trạng này làm chậm phát triển toàn diện các cơ quan, đặc biệt là hệ cơ xương. Từ đó tác động trực tiếp đến phát triển chiều cao, cân nặng và thể trạng của trẻ. Hậu quả của suy dinh dưỡng còn thể hiện qua việc trẻ chậm phát triển trí não, khả năng tiếp thu kém, học hỏi chậm hơn bạn bè cùng lứa. Đặc biệt là khi lớn lên, trẻ sẽ dễ gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội cũng như hạn chế trong năng lực làm việc.

Do đó, bố mẹ cần chú trọng cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để giúp con phát triển toàn diện, khỏe mạnh và hạnh phúc trong tương lai.   

Trẻ thiếu hụt dưỡng chất mắc các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương,...

Trẻ thiếu hụt dưỡng chất mắc các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương,…

Smart IQ hy vọng qua bài viết này, ba mẹ đã trang bị kiến thức đầy đủ về vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em. Từ đó có thể lựa chọn các thực phẩm phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con, giúp bé yêu phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Bài viết liên quan

Giải đáp: Trẻ 4 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

06 phương pháp giúp phát triển não phải trẻ em hiệu quả

Vai trò của vitamin và khoáng chất đối với trẻ em